1. Đôi nét về loài chim Hạc
Chim Hạc là loài chim thuộc loại sếu đầu đỏ, sống lâu năm và được xếp vào hạng quý hiếm bậc nhất thế giới.
Chim Hạc được xem là “linh điểu” - loài chim linh thiêng, cũng là biểu tượng của sự chung thủy, hòa hợp.
2. Hình ảnh loài hạc trong đời sống văn hóa và tâm linh của đất nước Việt Nam
Không riêng gì Trung Quốc, Nhật Bản,… tại nước ta, hạc cũng được xem như là một loài chim quý, hình ảnh loài chim này thường gắn liền với các vị thần tiên, tượng trưng cho sự sống lâu, mạnh khỏe. Chim hạc được khắc họa ở những chi tiết trang trí đình làng, cùng với rùa (Tượng tròn, đặt hai ban thờ Thành Hoàng làng) là biểu tượng của sự vĩnh cửu, mang ý nghĩa về thời gian và trục vũ trụ. Hình ảnh Rùa - Hạc hiện diện nhiều trên các bức tranh vẽ, đồ chạm khắc, bình phong, tranh chúc thọ. Chúng ta cũng hay thấy tượng Rùa cõng trên lưng con chim Hạc cao lớn, lêu khêu tại các khu đền, miếu, đình, chùa hay ở bộ đỉnh đồng thờ gia tiên của nhiều gia đình.
Hạc chính là linh vật của Đạo giáo. Hình ảnh hạc chầu trên trên lưng Quy là biểu hiện của sự cân bằng, hài hòa. “Quy” có nghĩa là quay về, “Hạc” lại tượng trưng cho sự thuần khiết, cao quý. Hai linh vật trên kết hợp lại, ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc, đó là sự trở về với cội nguồn, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn "mà ông cha ta thường khuyên dạy từ bao đời nay.
Hạc gắn liền với thần tiên, do vậy ở đâu có Hạc ở đó có tiên. Nhiều hoa văn, họa tiết thường có hình ảnh tiên ngồi trên lưng Hạc, đó là biểu tượng của sự tốt đẹp, cát lành.
Mặt khác, Rùa là loài vật sống ở sát mặt đất, Hạc lại sống ở trên cao. Hạc trên lưng Rùa như là hình tượng của sự hài hòa đất trời, sự cân bằng của hai thái cực âm dương. Đầu Hạc biểu trưng cho công lý, mắt biểu trưng cho mặt trời và mặt trăng, cánh chính là gió, lông là cỏ cây, chân là đất.
3. Ý nghĩa của chim hạc trong gốm sứ phong thủy
Chim hạc là biểu tượng của sự may mắn chỉ sau 1 loài đó là phượng hoàng. Trong truyền thuyết xa xưa, hạc được cho là loài chim tiên, là cha của các loài chim và được cho là linh vật bất tử.
3.1 Biểu tượng chim hạc là sự trường thọ
Từ xa xưa, người ta coi hạc là loài chim tiên bởi tuổi thọ của nó rất dài, biểu tượng chim hạc tượng trưng cho sự trường thọ. Trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là ” thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm). Vì thế người đời sau sử dụng hình ảnh chim hạc để chúc phúc trường thọ, hay để mô phỏng cho sự bền vững.
3.2 Chim hạc là hiện thân của sự thanh cao, quyền quý, trí tuệ minh mẫn
Trong thần thoại Trung Quốc có bốn loài chim hạc: đen, trắng, vàng và xanh. Đầu hạc có màu đỏ, thuộc hành Hoả, là nơi tập trung dương khí, tạo nên sự bền bỉ và sức sống dẻo dai. Trong số đó, hạc đen là loài sống lâu nhất, có thể sống đến 600 năm. Chính vì thế, tranh chim hạc đen là biểu tượng cho sự trường tồn, bền vững và tuổi thọ lâu dài.
3.3 Chim hạc được coi là con vật của đạo giáo
Là hiện thân của nhiều điều tốt đẹp nên hình ảnh chim hạc thường xuất hiện ở những chốn linh thiêng như đền, chùa, bàn thờ tổ tiên. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương.
Hơn nữa rùa trong tiếng Hán đọc là “quy” có nghĩa là sự quay trở về. Hạc lại tượng trưng cho sự thanh cao, thuần khiết. Sự kết hợp giữa hai hình ảnh Hạc và Rùa được sử dụng với dụng ý con người cần phải quay trở về với bản tính lương thiện và trong sáng.
Hạc là chim tiên, người ta nói nó có khí phách và phong độ của bậc tiên nhân đạo sĩ. Nó có quan hệ mật thiết với thần tiên của Đạo gia. Tương truyền tiên nhân thường cưỡi hạc, được gọi là “hạc giá”, “hạc ngự”, sau lại dùng để chỉ thần tiên đạo sĩ.
3.4 Chim hạc thể hiện sự êm ấm, hạnh phúc của gia đình
Trong rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật về chim hạc, ta thường bắt gặp các bức tranh chim hạc, bầy hạc hoặc đôi hạc bên cạnh gốc tùng. Điều đó tượng trưng cho sự đoàn kết của các thành viên trong gia đình, hạnh phúc lứa đôi, con đàn cháu đống. Tùng là một loài cây có sức sống mãnh liệt, xanh tốt quanh năm, cũng là đại diện của sự trường thọ. Nó uy nghiêm mọc trên mỏm đá vươn xa về phía trước, như một chí khí anh dũng, sức sống và sự vươn lên của một con người.
Sự kết hợp của hạc và tùng được gọi là “tùng hạc diên niên”, “tùng hạc trường xuân”, “tùng hạc đồng xuân”, “tùng hạc hà linh”, “hạc thọ tùng linh”.
Từ xa xưa Hoa Sen được xem là biểu tượng của sự thanh cao, vẻ đẹp thuần khiết, cho ý trí kiên định, kiên cường, bất khuất. Còn Chim Hạc mang biểu tượng của sự thanh liêm, không sa đọa, không tham lam. Sen Hạc kết hợp với nhau trên cùng một tác phẩm thể hiện sự hòa quyện của thiên nhiên, cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Hình ảnh Sen – Hạc kết hợp với nhau trong một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự hài hòa của thiên nhiên, sự bình yên của vạn vật. Hình ảnh Sen – Hạc còn tượng trưng cho những con người có ý trí mạnh mẽ, phẩm chất thanh cao, tượng trưng cho những bậc vĩ nhân, những người vĩ đại, những người có tấm lòng bao dung, độ lượng, hết lòng vì hạnh phúc của người khác. Tượng trưng cho những bậc Vua, Chúa, những vị Quan liêm khiết, cả đời trong sạch vì nhân dân, đất nước.
Gốm sứ Bát Tràng hiện ngày nay rất đa dạng về các dòng sản phẩm cũng như họa tiết trên sản phẩm. Tuy nhiên hình ảnh những chú Hạc vẫn xuất hiện khá nhiều trên các sản phẩm như : Lọ lộc bình, bình hút lộc, lọ hoa, ấm chén, chóe phong thủy...Hơn nữa chim hạc vẫn thường xuất hiện bên cạnh Cây Tùng, hay hoa sen với rất nhiều ý nghĩa to lớn.
Đặc biệt trong chất liệu Gốm Sứ lại luôn hội tụ đủ 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, sự hội tụ của linh khí trời đất và ý trí, tâm hồn, tình cảm kết với sự thông minh, khéo léo, bàn tay tài ba của con người đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Đồng thời cũng mang những ý nghĩa phong thủy rất sâu sắc, tạo nên sự hài hòa giữa thiên nhiên, đất trời, con người. Mang linh khí đất, trời, lan tỏa hạnh phúc, sức khỏe, may mắn, tài lộc, tạo lên sự hưng vượng mãi mãi cho người sử dụng.