1. Giải mã ý nghĩa phong thuỷ tranh gốm sứ tứ quý Bát Tràng
Một trong những bộ tranh kinh điển trong văn hoá Việt đó chính là bộ tranh tứ cảnh Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Tranh sứ chính là khẳng định cho sự đỉnh cao trong nghệ thuật làm gốm đồng thời thể hiện sự đẳng cấp trong nghệ thuật sáng tạo của những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng.
Bộ tranh gốm sứ tứ cảnh Tùng – Cúc – Trúc – Mai đại diện cho 4 mùa trong năm Xuân – Hạ - Thu – Đông biểu trưng cho sự vận động, sinh sôi nảy nở của thiên nhiên. Bộ tranh tứ cảnh này không chỉ đem lại sự may mắn, hưng thịnh cho gia chủ mà còn là sự hy vọng, ước mong về cuộc sống suôn sẻ thịnh vượng.
Mỗi hoạ tiết trên bộ tranh tứ quý đều được đắp nổi uyển chuyển và mang ý nghĩa khác nhau.
Bức tranh hoa mai là biểu tượng của mùa xuân tượng trưng cho sự thanh khiết sức sống mãnh liệt. Thân và cành mai gầy guộc, cánh hoa mỏng manh, hương thơm dịu dàng nhưng ẩn chứa bên trong mai là sự kiều dũng. Chính sự kiều dũng này đã vượt qua mưa gió sương lạnh của mùa đông để chăm hoa đua sắc vào mùa xuân. Người dân thường coi mai là tấm gương của sự hoà hợp giữa chữ Nhẫn và chữ Dũng.
Hoa mai có 5 cánh tượng trưng cho ngũ phúc: trường thọ, phú quý, an khang, hảo đức, thiện chung, lại hợp âm dương ngũ hành của kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Trong phong thuỷ hoa mai biểu tượng cho sự hiển vinh cao thượng, đem lại giàu sang, tấn tài tấn lộc, nhiều may mắn.
Bên cạnh hoa mai là hình ảnh chim công với bộ lông màu sắc, lông đuôi công như những đồng tiền cổ trải dài. Đôi chim công còn là biểu tượng của tình yêu, của hạnh phúc lứa đôi viên mãn tròn đầy.
Nếu mai đại diện cho mùa xuân thì Trúc lại tượng trưng cho mùa hạ thể hiện khí chất của người quân tử, anh dũng kiên cường trước khó khăn. Dù có sống trong điều kiện khô cằn hay bị đốt cháy thành than thì vẫn mọc vươn ngay thẳng. Thân trúc tuy cứng nhưng mềm mại, đổ mà không gẫy, ruột rỗng nhưng tinh thần lúc nào cũng an nhiên, tự tại. Cây trúc thường đi cùng với hình ảnh chim Phượng Hoàng ý nghĩa tích cực. Loài chim này là biểu tượng của đức hạnh, duyên dáng và sự thanh nhã. Phượng Hoàng cũng biểu tượng cho sự hoà hợp âm dương, tượng trưng cho cuộc sống vợ chồng chung thuỷ, son sắt.
Hạ qua thu đến, hoa cúc lại dịu dàng đua nở, tuy không mang vẻ sặc sỡ như những loài hoa khác nhưng cúc vẫn là một loài hoa quý tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Hoa cúc mang lại vẻ yên bình, sự may mắn và phồn thịnh. Hoa cúc dù héo rũ tàn khô nhưng chiếc lá vẫn không rụng khỏi cành, hoa cũng chẳng lìa thân, bám lấy cành như người quân tử đầy chí khí suốt đời theo đuổi lý tưởng chân chính của mình.
Trong bộ tranh tứ cảnh, bức tranh hoa cúc thường đi với hình ảnh đôi chim trĩ, một loài chim cao sang, quyền quý. Khi chúng đứng cùng hoa cúc sẽ giúp cho bức tranh có tĩnh có động và tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó cũng có những bức tranh Cúc được kết hợp cùng hình ảnh chú gà trống mang lại cảm giác gần gũi, giản dị gắn liền với cuộc sống đời thường của người dân Việt Nam.
Bộ tranh sứ cao cấp vẽ Tứ Cảnh Tùng - Cúc - Trúc - Mai
Tùng là loài cây cuối cùng trong bộ tứ quý. Tùng đại diện cho mùa đông mọc trên những mỏm núi chênh vênh đầy sương gió, khô cằn và thiếu nguồn dinh dưỡng, thế nhưng tùng vẫn luôn xanh tươi như khí phách của người quân tử, của đấng trượng phu, dù có bão táp mưa sa cũng chẳng si nhê.
Trong phong thuỷ cây tùng còn có khả năng xua đuổi tà ma, đem lại may mắn, bình an cho gia chủ. Tranh cây tùng đi với chim hạc sẽ tạo thành một bức tranh đầy đủ ý nghĩa tùng hạc diên niên tượng trưng cho sự trường thọ, mang khí tiết thanh cao, gắn bó vĩnh cửu.
Bộ tranh phong thuỷ Tùng – Cúc – Trúc – Mai này rất dễ trong việc trang trí bởi không kiêng kỵ nhiều về tuổi tác, cung mệnh. Tuy nhiên gia chủ nên có cách bài trí phù hợp để có thể thu được nguồn tài lộc dồi dào.
2. Lưu ý vị trí treo bộ tranh tứ cảnh
Vị trí treo tranh tốt nhất đó là treo tranh ngang tầm mắt người nhìn, cách mặt đất từ 1,4 – 1,5m. Vì trí treo này giúp cho gia chủ và khách có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của bức tranh. Tuỳ theo không gian nhà ở mà gia chủ có thể lựa chọn kích thước tranh khác nhau để đảm bảo phù hợp, hài hoà cho không gian nhà ở. Tranh có diện tích bằng 2/3 bức tường là kích thước lý tưởng để chọn tranh. Nếu nhà rộng thoáng nên chọn những bức tranh có chiều dài từ 1m trở lên, nhà nhỏ nên chọn 35 x 70 cm, vừa phải là 30 x 90 cm.
Một lưu ý khi treo tranh tứ cảnh đó là gia chủ nên lưu ý thứ tự treo tranh. Theo đúng phong thuỷ tranh tứ cảnh được sắp xếp từ trái qua phải Túng, Cúc, Trúc và Mai, tượng trưng cho 4 mùa trong năm Đông, Thu, Xuân, Hạ.
Bộ tranh sứ thủy mặc vẽ tứ cảnh Tùng - Cúc - Trúc - Mai
3. Cân nhắc khi chọn mua tranh tứ cảnh
Khi chọn mua tranh tứ cảnh gốm sứ Bát Tràng quý khách nên cẩn trọng trong việc chọn lựa. Các hoạ tiết trên tranh phải uyển chuyển, rõ nét, viền tranh, góc tranh đều đảm bảo không có vết trầy xước.
Bên cạnh đó quý khách có thể tham khảo một số mẫu tranh tứ cảnh được sản xuất chính hãng tại làng gốm Bát Tràng được cung cấp bởi Gốm 10 – Gốm sứ chuẩn Bát Tràng.
Khi đến với Gốm 10 toàn bộ sản phẩm tranh đều phải trải qua 5 bước bắt buộc
Bước đâuu tiên là tạo phôi tranh, phôi tranh làm từ nguyên liệu đất tuyển chọn, được xử lý và nhào nặn kỹ càng. Từ những hòn đất cứng rắn hoá thành dạng lỏng, sau đó được đổ 2 lần phôi cho thêm cứng. Nếu như các sản phẩm khác có thể áp dụng phơi sấy để nhanh khô, thì phôi tranh sứ sau khi hoàn thành sẽ phải phơi hoàn toàn tự nhiên để tránh co gốm hay nứt vỡ.
Sau khoảng hơn 10 tiếng, phôi từ màu nâu đất dần chuyển sang sắc trắng ngà báo hiệu có thể được đem đi trang trí, vẽ tay. Các hoạ tiết đắp nổi trên tranh được làm thủ công hoàn toàn. Đây là công đoạn mất nhiều thời gian nhất, phải thật khéo léo, kiên trì và óc phối màu tinh tế.
Sản phẩm được nung ở nhiệt độ trên 1200 độ C, vì vậy màu sắc trên tranh có độ bền màu vĩnh viễn. Hội tụ những người tài hoa nhất của làng gốm Bát Tràng, quy trình kiểm tra kỹ lưỡng để cho ra mắt những sản phẩm hoàn hảo, chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng.
Trên đây là những thông tin Gốm 10 sưu tầm, hy vọng rằng sẽ hữu ích với bạn đọc!