1. Bát Tràng - điểm đến du lịch hấp dẫn du khách
Làng gốm Bát Tràng nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội), là làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam.
Từ lâu, Bát Tràng đã được biết đến là vùng địa linh, có 9 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc có giá trị như: chùa Tiêu Giao, đình Giang Cao, miếu Bản, đình Bát Tràng, đền Mẫu, chùa Kim Trúc, văn chỉ Bát Tràng.
Khu làng cổ rộng 5,2ha có hàng trăm năm tuổi với 23 nhà cổ, 16 nhà thờ họ được xây dựng bằng gạch Bát Tràng cổ, với đường ngõ, xóm nhỏ, chật hẹp và những bức tường cao chót vót gắn với những câu chuyện bảo vệ làng của người dân.
Là làng nghề truyền thống có lịch sử lên đến 500 năm, đến nay, Bát Tràng vẫn bền bỉ duy trì nghề truyền thống, đồng thời bồi đắp, xây dựng để bắt nhịp với nhu cầu thị trường về sản phẩm cũng như khám phá, tìm hiểu làng nghề của du khách.
Những năm gần đây, lượng khách đến Bát Tràng tham quan, mua bán ước khoảng 200.000 lượt/năm, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 10%, học sinh, sinh viên và thanh niên chiếm khoảng 40%. Đặc biệt, vào mùa cao điểm có ngày Bát Tràng đón gần 10.000 lượt khách. Đây là một trong những làng nghề truyền thống hấp dẫn khách du lịch hiện nay.
2. Những điểm đến nhất định phải ghé khi du lịch Bát Tràng
Đặt chân đến Bát Tràng mà không thăm quan làng cổ thì thật thiếu sót. Là công trình độc đáo với lối kiến trúc mang đậm phong cách cổ xưa, làng cổ Bát Tràng vẫn giữ nguyên nét cổ kính lưu lại dấu tích thời xa như những con ngõ nhỏ và những ngôi nhà rêu phong xưa cũ.
2.1 Đình làng Bát Tràng
Đình Bát Tràng được xây dựng từ lâu đời. Thuở đầu, đình chỉ là một ngôi miếu nhỏ làm bằng tranh tre dựng ngoài bãi sông. Đình Bát Tràng bao gồm các công trình kiến trúc, được xây dựng để thờ Thành Hoàng, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Người Việt luôn tin vào sự chở che của Thành Hoàng cho cuộc sống của dân làng được an lành, hạnh phúc, quốc thái dân an.
Đến đình Bát Tràng vào những ngày hội, du khách sẽ được trải nghiệm lễ hội độc đáo tại làng nghề truyền thống
Hội Bát Tràng có nhiều trò diễn, độc đáo nhất là trò chơi cờ người và hát thờ. Theo lệ, trước hội, làng chọn lấy 2 bà tướng cờ là những người phẩm hạnh, giàu có nhất trong làng. Mỗi bà tướng nhận 16 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 15 xinh đẹp, nết na nuôi ăn uống và may cho áo quần thật đẹp. Các cô được rèn tập làm quân cờ trong một tháng mới được ra biểu diễn thi đấu ở sân đình.
Tìm hiểu thêm về Đình làng Bát Tràng tại đây:
2.2 Lò bầu cổ
Lò Bầu được ra đời từ cuối thế kỷ XIX. Lò gốm cổ 100 năm tuổi, cổ nhất, lớn nhất và duy nhất tại Bát Tràng. Ra đời từ cuối thế kỷ 19 tại làng gốm Bát Tràng, lò bầu là lò nung gốm sử dụng củi để đun đốt.
Trước đây tại làng nghề Bát Tràng có khoảng 20 chiếc Lò Bầu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, tại làng nghề Bát Tràng đã xuất hiện nhiều kiểu lò nung khác nhau như: Lò đàn, lò hộp, lò ga, lò điện,.. Chính vì thế, hiện nay tại đây chỉ còn duy nhất một chiếc tại điểm tham quan du lịch “Lò Bầu cổ” có tên là Lò sông Hồng B.
Lò có diện tích 1030m2, dài 15m. Sau khi xếp hàng vào lò, các thợ gốm đóng cửa lò lại rồi tiến hành đun trong khoảng 24 tiếng. Để lò nguội mới có thể lấy được sản phẩm ra khỏi lò. Lò có 5 bầu với vòm cuốn liên tiếp tựa như vỏ sò úp nối vào nhau.
Lò bầu cổ Bát Tràng hiện nay không chỉ là một địa điểm du lịch thu hút và độc đáo mà còn là điểm đến tuyệt vời cho các chương trình ngoại khóa, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên muốn tìm hiểu về lịch sử và nghệ thuật thủ công truyền thống của dân tộc. Trong khuôn viên lò gốm Bầu cổ, du khách có thể tận hưởng không khí sáng tạo nghệ thuật và khám phá quy trình làm gốm truyền thống thông qua việc trưng bày tranh ảnh và các sản phẩm gốm truyền thống.
Tìm hiểu thêm về Lò Bầu Cổ Bát Tràng tại đây:
2.3 Chợ Bát Tràng
Chợ gốm Bát Tràng là địa điểm tham quan lý tưởng của những người yêu thích sản phẩm gốm sứ. Chợ rộng 6000m2, cung cấp nhiều loại mặt hàng, chia thành các gian hàng nhỏ bày bán đủ loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ liên quan đến gốm sứ, từ những gian hàng bát đĩa cao cấp, đồ trang trí mĩ nghệ đẹp mắt cho đến mặt hàng đồ thờ cúng, tiểu cảnh non bộ cho đến những món đồ lưu niệm, cốc chén và các món bát đĩa bình dân.
Nếu bạn muốn tham quan làng gốm Bát Tràng nhất định phải ghé qua khu chợ gốm. Đây không chỉ là nơi trưng bày và bán các sản phẩm gốm tinh xảo để du khách mua về làm quà mà còn là nơi du khách có thể tìm hiểu quy trình nhào nặn để làm nên tác phẩm hoàn chỉnh do các nghệ nhân nổi tiếng thực hiện.
Chợ gốm Bát Tràng là một làng nghề lâu đời và nổi tiếng của Việt Nam, có nguồn gốc từ thế kỷ 14 - 15. Khu chợ này nằm bên bờ sông Hồng, thuận tiện cho việc giao thương với các nước trong và ngoài khu vực.
Chợ gốm Bát Tràng là nơi bạn có thể chiêm ngưỡng và mua sắm những tác phẩm gốm sứ từ cổ điển đến hiện đại, bình thường đến quý giá với vô vàn mức giá khác nhau. Chợ gốm Bát Tràng có hàng trăm gian hàng trưng bày đủ loại gốm sứ với nhiều mẫu mã, kích thước. Tại đây, bạn sẽ được các chủ hàng thân thiện giới thiệu về quy trình sản xuất, hoa văn, men màu và cách phối hợp của các sản phẩm. Đừng ngần ngại mặc cả để được giá tốt nhất nhé. Khu chợ cổ kính này chính là một điểm du lịch Hà Nội mà bạn nhất định không được bỏ lỡ.
Tìm hiểu thêm về Chợ Gốm Bát Tràng tại đây:
2.4 Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt
Địa điểm đang được du khách chia sẻ ảnh check in rầm rộ trên mạng xã hội mỗi khi có dịp du lịch Bát Tràng đó chính Bảo tàng gốm. Là công trình được xây dựng khá mới lạ với 7 xoáy ốc khổng lồ đấu lại với nhau, đại diện cho 7 bàn tay mềm mại đang xoay vuốt gốm, khu bảo tàng trở thành điểm nhấn ấn tượng chinh phục cảm tình của khách du lịch.
Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt (thôn 5, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm), hiện đang là điểm đến vô cùng thú vị của nhiều du khách bởi lối kiến trúc độc đáo cùng với những giá trị văn hóa đặc sắc. Còn người Bát Tràng thì luôn ấp ủ dự định đưa nơi đây trở thành một điểm đến thú vị của du lịch làng nghề Việt Nam ở trong tương lai. Sau 5 năm thi công xây dựng, Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt đã được thiết kế lấy cảm hứng từ những khối bàn xoay vuốt gốm của những nghệ nhân tại làng cổ Bát Tràng, với tổng mức đầu tư lên đến 150 tỉ đồng đang được hoàn thiện.
Nằm trong khuôn viên rộng 3.300m2, công trình gồm 7 khối kiến trúc được xây kiểu xoáy trôn ốc với những đường cong mềm mại như những bình gốm được hình thành dưới bàn tay vuốt nặn tài tình của người thợ trên bàn xoay thủ công. Thấp thoáng đâu đó còn là hình ảnh của những lò bầu cổ vốn gắn bó với nghề gốm Bát Tràng qua nhiều thế kỷ. Kiến trúc công trình với những đường nét lặp đi lặp lại một cách tinh tế và có chủ ý, như nhắc tới sự gắn bó và dòng chảy bất tận của thời gian - sông Hồng - gốm Bát Tràng hàng nghìn năm qua. Những lớp lang văn hóa trong lịch sử làng nghề gốm Bát Tràng đã được kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thể hiện tài tình như thế.
Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt gồm 5 tầng và 1 tầng hầm (tầng G)
Tầng G : Trải nghiệm làm Nghệ nhân
Tầng 1: Quảng trường bàn xoay
Quá trình phát triển lò nung gốm sứ theo thời gian
Tầng 2: Không gian nghề gốm Bát Tràng xưa và nay
Tầng 3: Trung tâm nghệ thuật đương đại
Tầng 4: Nhà hàng tinh hoa, hội trường cung đình
Tầng 5: Điêu khắc ánh sáng
Tìm hiểu thêm về Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tại đây:
2.5 Chùa Tiêu Dao
Chùa Tiêu Dao được xây dựng từ thời Lý. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, nhiều hạng mục kiến trúc của chùa đã không còn được nguyên vẹn.
Chùa Tiêu Dao là ngôi chùa mang đậm nét văn hóa Bắc Bộ, thể hiện sự tài hoa của các nghệ nhân làng gốm, sứ Bát Tràng. Điều đó đã tạo nên dấu ấn nổi bật của ngôi chùa này trong danh sách các ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam.
Đến với chùa Tiêu Dao, du khách mới có thể thấy được nét đặc biệt mới của ngôi chùa này, đó là từ các tượng thờ bên trong đến kiến trúc bên ngoài của chùa đều được làm bằng gốm, sứ mang đậm dấu ấn của làng nghề truyền thống Bát Tràng. Chính chất liệu gốm, sứ đó đã khiến ngôi chùa trở nên lạ và độc đáo.
Tìm hiểu thêm về Chùa Tiêu Dao tại đây: